Kinh nghiệm chọn bạn cùng phòng ở ghép

Lang Hoang

Kinh nghiệm chọn bạn cùng phòng ở ghép

Nguồn ảnh: Freepick. Chỉnh sửa: Lang Hoang

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn cách để tìm và chọn đuợc bạn ở ở ghép cùng phòng tốt nhất có thể.

Nguyên tắc vàng: Mất lòng trước, được lòng sau

Rất nhiều bạn vì cả nể, vì ngại, vì nghĩ rằng chỉ mới gặp nhau mà hỏi nhiều quá thì làm nguời mới có cảm giác bị hỏi cung, rồi nguời ta sẽ thấy khó chịu, không thích ở cùng.bla..bla... nên khi chọn bạn ở ghép chỉ hỏi qua loa vài câu rồi vội vàng quyết định. Nếu không may mắn thì chắc chắn sai lầm đó sẽ phải trả giá sớm hay muộn.

Bạn hãy nhớ rằng, bạn cùng phòng sẽ là nguời rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng thời gian sắp tới của bạn. Lên thiên đàng hay xuống địa ngục là do giây phút này đây quyết định. Vậy nên hãy bỏ tính cả nể qua một bên, hãy mạnh dạn hỏi hỏi và hỏi, bởi với một nguời lạ thì hỏi là cách tốt nhất để chúng ta biết hơn về nhau. Mà giả sử họ có khó chịu thật đi nữa thì chúng ta cũng chỉ gặp họ có 1 lần duy nhất à, có gì đâu ngại.

Thà rằng ngay lúc ban đầu có thể mất lòng một chút, nhưng về sau bạn sẽ không phải hối hận. Hối hận vì hồi đó không biết là nó như thế này, như thế kia, rồi giỡ lỡ rồi muốn tiễn vong cũng khó... Vậy nên nhớ nhé, mất lòng truớc đuợc lòng sau. Khi về với nhau rồi, có thời gian để hiểu nhau hơn thì đảm bảo sẽ thoải mái ngay mà thôi.

Hãy ưu tiên bạn cùng lớp/cùng cơ quan, những nguời do người quen giới thiệu

Hãy ưu tiên những nguời này bởi vì giữa bạn và họ sẽ có một đối tuợng đảm bảo (là công ty, hoặc nguời bạn chung) cho nên sẽ không phải lo lắng về việc bị kẻ gian đóng vai xin ở ghép để lừa đảo, trộm cắp. Ngoài ra, nếu do nguời quen giới thiệu thì khả năng lớn là nguời đuợc giới thiệu sẽ phù hợp với bạn, bỏi vì nguời thân của bạn ít nhiều sẽ dựa vào tính cách bạn mà giới thiệu nguời tương ứng.

Và rồi dù có là nguời đuợc nguời quen giới thiệu đi nữa, đừng quên dành thời gian tìm hiểu về họ kỹ hơn truớc khi quyết định. Đó cũng là nội dung của phần tiếp theo bên dưới.

Hãy tìm hiểu kỹ về nguời mới

Về quê quán

Cùng quê thì sẽ có nhiều chuyện để nói hơn, có thể đi về chung xe, có thêm điều kiện để phát triển mối quan hệ tốt hơn.. Nhưng có một điểm quan trọng hơn nữa đó là quê quán ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con nguời đó. Ví dụ kinh điển nhất là nguời miền Trung thì thường có tính tiết kiệm hơn so với những nguời ở vùng miền khác. Điều này là do vị trí địa lý dẫn đến miền Trung hay có mưa bão, thiên tai, nguời miền Trung lo đuợc miếng ăn hôm nay nhưng phải luôn lo lắng cho ngày mai vì thiên tai bất ngờ họ không thể nào lường trước đuợc. Nên về lâu dài nó hình thành tính cách như vậy. Điều này cũng có thể dạy bạn một bài học đó là: hãy suy nghĩ cho nguời khác, tìm cách thấu hiểu, đừng áp đặt cách suy nghĩ của bản thân mình vào mọi việc.

Hãy tuỳ vào tính cách và mong muốn của mình mà sàng lọc cho phù hợp.

Khẩu vị ăn uống

Nếu bạn có dự định nấu ăn chung sau khi ở cùng phòng thì bắt buộc phải tìm hiểu chuyện này nhé. Ví như bạn không ăn cay đuợc, mà gặp bạn cùng phòng ở Huế, Quảng Trị... những nơi thường ăn cay thì bạn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn đấy. Hoặc phải tập ăn cay, hoặc phải thuyết phục bạn cùng phòng giảm cay, hoặc có một quy định chung về cấp độ cay (y như mỳ vậy ha), hoặc ai nấu nấy ăn... Thấy mệt mỏi chưa.

Hoàn cảnh kinh tế

Cái này quan trọng lắm nha bạn, nó là một trong những tác nhân gây ra các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè cùng phòng với nhau. Hoàn cảnh kinh tế khác nhau sẽ dẫn đến quan điểm về tiền và cách tiêu tiền khác nhau.

Mình lấy lại ví dụ trong bài viết về việc "có nên ở ghép hay không?" như sau: Giả sử bố mẹ chu cấp cho bạn mỗi tháng 1 triệu, bạn chắt chiu từng đồng, đi làm thêm ban đêm, làm gia sư... để có thêm tiền. Bạn cùng phòng của bạn mỗi tuần nhận "luơng" 2 triệu từ bố mẹ, không phải lo tiền bạc, thích gì mua nấy, lỡ mua không thích cũng không sao... Đừng nói với mình là bạn sẽ không có ý kiến về cách tiêu tiền của bạn cùng phòng nhé. Ở mỗi vị trí khác nhau, chúng ta sẽ có những quan điểm khác nhau, nếu không hiểu đuợc nhau và còn chỉ trích nhau thì sớm muộn mâu thuẫn sẽ lên đến đỉnh điểm. Trong ví dụ trên, khó mà tin rằng bạn sẽ không cảm thấy khó chịu khi bạn cùng phòng phí tiền vào những thứ không cần thiết trong khi bạn lại phải đang làm việc để chắt chiu từng đồng, nếu góp ý của bạn có tác dụng thì tốt, nếu bạn thử góp ý mà bạn cùng phòng không có gì thay đổi thì... việc chỉ trích hoặc bằng mặt không bằng lòng..v.v. là điều dễ hiểu. Ngoài ra đứng ở góc nhìn của bạn cùng phòng, có thể trong mắt họ bạn đang là bà cô, ông chú khó tính, bủn xỉn...bla..bla..

Thêm một ví dụ khác, giả sử điều kiện kinh tế của bạn ở mức trung bình, mức chi bình quân cho khoảng ăn uống mỗi ngày là 30k, với khoảng tiền đó thì bạn có thể mua 1 ít rau, cá chẳng hạn. Nhưng bạn cùng phòng với mức sống cao hơn, quen ăn ngon rồi, khoảng tiền dành cho ăn uống mỗi ngày lên đến 150k thì lúc này nếu bạn có kế hoạch nấu ăn chung -> chắc chắn đổ vỡ. Theo bạn cùng phòng thì bạn không đủ tiền, mà bảo bạn cùng phòng giảm chất lượng xuống thì nguời ta nuốt không nổi. Căng!

Thói quen sinh hoạt

là điều tiếp theo bạn cần tìm hiểu. Bạn mới có hay thức khuya học hành, làm việc, chơi game, lướt web không? Có hút thuốc không? có thích đọc sách không? thích vận động không?... vừa là để sàng lọc những nguời có các thói quen xấu dễ ảnh hưởng đến bản thân mình, vừa là để tìm bạn có cùng sở thích, mục tiêu.

Hãy thảo luận về thời gian sinh hoạt, nội quy

Để làm đuợc điều này, trước tiên bạn phải chuẩn bị truớc một bản nội quy phòng. Bản nội quy này phải nên dung hoà, đừng chỉ theo ý kiến chủ quan của bạn nhé. (ví dụ: bạn có thói quen ngủ sớm 8h tối thì không thể ghi nội quy bắt mọi nguời trong phòng đều phải đi ngủ lúc 8h đuợc, 10h thuờng là mức thời gian đi đủ hợp lý với đại đa số mọi nguời)

Bảng nội quy của bạn dù ít dù nhiều cũng phải có các điểm quan trọng sau:

- Mấy giờ là giờ đi ngủ? sau giờ đó các thành viên chưa ngủ phải sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng nguời khác.
- Có đuợc dẫn bạn (bạn bè, nguời yêu, thậm chí bố mẹ...) về phòng hay không? có đuợc dẫn bạn về tổ chức ăn nhậu trong phòng không?
- Quy định về việc sử dụng đồ dùng cá nhân: không đuợc xài tuỳ tiện, phải hỏi ý kiến...
- Quy định về thời gian đóng tiền phòng: không delay, khất nợ
- Quy định về phân công công việc: ví dụ dọn phòng, ai đi chợ, ai nấu ăn, dọn dẹp...

Hãy dành thời gian nói chuyện với nhau và thảo luận thật kỹ về thời gian sinh hoạt cá nhân mỗi nguời cũng như nội quy phòng bạn đã soạn. Điều này sẽ giúp bạn và nguời mới hiểu nhau hơn, biết đuợc có hợp nhau để về chung phòng hay không, tránh những mâu thuẫn không đáng có về sau.

Chọn bạn ở ghép khác giới hay cùng giới?

Như mình đã từng đề cập đến trong bài viết "Có nên ở ghép hay không?", Một lần nữa, ý kiến chủ quan của mình vẫn là bạn nên ưu tiên chọn bạn ở ghép cùng giới, đặc biệt khi bạn là nữ. Bởi lẽ, cuộc sống không ai ngờ trước được điều gì, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra thì đa phần các bạn nữ luôn là nguời chịu thiệt thòi hơn cả. Hãy tỉnh táo khi ra quyết định.

Một vấn đề nữa, đó là hãy xác định chính xác giới tính của nguời xin ở ghép. Đã không ít truờng hợp khi xin ở ghép là trai thẳng, đến khi về chung phòng mới thấy là nó cooong một cách kỳ lạ.. và biết bao chuyện giở khóc dở cuời đã xảy ra. Test truớc nha mấy bạn nam :D. Mình không có phân biệt hay kỳ thị gì với bạn các bạn đồng tính, chỉ cần thành thật là đuợc, hợp nhau thì ở, vậy thôi!

Ở ghép với người lớn tuổi hơn hay cùng tuổi?

Nguời lớn tuổi hơn

Nếu bạn đang là sinh viên và muốn có nhiều khoảng không gian, thời gian riêng tư hơn thì ở ghép với nguời lớn tuổi hơn là lựa chọn tốt. Bởi vì những người này thường là đã đi làm, nên thời gian họ ở nhà thường ít hơn bạn. Ngoài ra về mặt kinh tế thì sẽ đuợc đảm bảo hơn. Nói vậy nhưng cũng phải chọn đúng nguời nhé bạn, bởi trên đời này vẫn còn một thể loại gọi là “con nít sống lâu năm” chứ không phải nguời lớn đâu nhé, kinh nghiệm sống thì không có, nhân cách khuyết tật... đừng dây dưa vào.

Nguời lớn tuổi hơn thường trải đời hơn, kinh nghiệm hơn nên đó cũng là cơ hội cho bạn học hỏi thêm nhiều về cuộc sống. Tuy vậy, đây cũng là điểm trừ, bởi lẽ nếu quá chênh lệch về tuổi tác sẽ có sự khác biệt thế hệ. Quan điểm, sở thích... quá khác nhau sẽ dễ dẫn đến những mâu thuẫn.

Có nhiều bạn khi đọc đến đoạn trên sẽ bỏ qua với suy nghĩ là "nước sông không phạm nuớc giếng" - mỗi nguời mỗi quan điểm, không ai đụng chạm ai thì vẫn có thể sống chung trong hoà bình. Cá nhân mình đồng ý một phần. Nhưng nếu ở với nhau mà "nước sông không phạm nuớc giếng" thì còn gì vui vẻ nữa đâu. Hơn nữa, từ kinh nghiệm cá nhân của mình, mọi chuyện không chỉ dừng lại ở quan điểm mà còn rất rất nhiều thứ vụn vặt khác nữa như: thói quen sinh hoạt, khẩu vị ăn uống...

Nói tóm lại, ở ghép với nguời lớn tuổi hơn bạn sẽ đuợc một số điểm lợi như là: thời gian riêng tư nhiều hơn, có cơ hội học hỏi nhiều hơn, không phải bận tâm nhiều về chuyện góp tiền trả tiền phòng... Nhuợc điểm đi kèm là sẽ không vui vẻ bằng việc ở ghép cùng các bạn cùng lứa tuổi, dễ có những mâu thuẫn do khoảng cách tuổi tác. Tất nhiên những điều này không thể nào đúng với tất cả mọi trường hợp, bạn hãy tham khảo và cân nhắc.

Nguời cùng độ tuổi

Ở với người bằng tuổi thì bạn sẽ dễ dàng kết giao, chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống hơn, dễ dàng “cà khịa” nhau hơn. Đây là phương án phù hợp với hầu hết các bạn. Cá nhân mình cũng khuyên bạn nên ở ghép với nguời cùng độ tuổi hơn là với nguời lớn tuổi.

Ở ghép bao nhiêu nguời là hợp lý?

Để xác định được số lượng người ở bạn cần xem xét diện tích phòng là bao nhiêu, phù hợp cho bao nhiêu người, có đảm bảo được không gian sống của mỗi người không. Trên thực tế không hề có công thức nào cho việc này, nhưng theo ý kiến cá nhân mình, với diện tích phòng trọ trung bình từ 16-20m2, các bạn chỉ nên ở ghép tối đa 3 nguời mỗi phòng là hợp lý.

Mức giá phòng, điện nước, các chi phí liên quan phát sinh cũng cần phải quan tâm. Bạn cần tính toán sao cho chi phí cuối cùng cho mỗi nguời là nằm trong mức bạn mong muốn và có thể xử lý đuợc.

Tổng kết lại là để tính số lượng nguời ở thì bạn phải căn cứ trên hai yếu tố chính: diện tích phòng phù hợp với bao nhiêu nguời và tổng tất cả các loại chi phí cho mỗi nguời là bao nhiêu. Từ đó, tuỳ vào nhu cầu của bạn thân mà quyết định. (ví dụ: nếu mục đích chính là tiết kiệm tiền thì tăng số nguời ở và chấp nhận không gian chật hẹp, còn không thì phải cân đối giữa chi phí và số lượng nguời ở thôi)

Một điểm nhỏ các bạn cần lưu ý: việc chọn bạn ở ghép không chỉ là việc của bạn, bạn không có toàn quyền quyết định. Nghe thì vô lý nhưng lại rất hợp lý. Mình lấy ví dụ thế này, bạn đang thuê một phòng, tháng tới đứa em bạn sẽ ra khỏi trại cai nghiện, bạn muốn nó ở ghép cùng mình. NHƯNG hãy đặt mình vào vị trí chủ nhà, có thể họ sẽ không đồng ý bởi vì họ là chủ nhà, họ có quyền, họ không muốn cho nguời có tiền án tiền sự thuê phòng để đảm bảo an toàn cá nhân họ và những thuê khác. Đó là chưa kể đến ý kiến của những nguời thuê trọ khác đấy nhé. Nên, việc ai sẽ ở ghép cùng bạn sẽ luôn một phần được quyết định bởi chủ nhà - hãy thắn thắn nói chuyện với họ nếu có vấp phải sự phản đối.


Bài viết vẫn đang được cập nhật tiếp!



Bài viết được chia sẻ bởi Lang Hoang tại otro.langhoangal.dev. Vui lòng ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin cảm ơn!

À, đừng quên để lại ý kiến cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm của bạn dưới mục bình luận để mọi nguời cùng trao đổi và học hỏi nhé!