Chia sẻ kinh nghiệm để ở ghép hoà thuận và an toàn

Lang Hoang

Chia sẻ kinh nghiệm để ở ghép hoà thuận và an toàn

Nguồn ảnh: Freepick. Chỉnh sửa: Lang Hoang

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẽ với các bạn kinh nghiệm để ở ghép với nhau hoà thuận và an toàn.

Chọn đúng bạn cùng phòng

Trước khi nói đến các vấn đề khác, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là hãy chọn cho mình bạn cùng phòng phù hợp (về tính cách, về thói quen sinh hoạt, tương đồng hoàn cảnh kinh tế...). Mình có một bài viết khác tại đây Kinh nghiệm chọn bạn cùng phòng ở ghép, bạn có thể tham khảo để biết thêm một số mẹo và những điều cần lưu tâm để chọn được bạn cùng phòng tốt nhất có thể.

Việc chọn đúng bạn cùng phòng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các mâu thuẫn về sau.

Thiết lập nội quy phòng, thống nhất các quy định chung

Nội quy, quy định chung là thứ không thể thiếu được khi ở ghép. Nó là vũ khí tối thượng để hạn chế và tránh các xung đột mâu thuẫn giữa các bạn cùng phòng, đồng thời cũng là văn bản pháp lý có giá trị dùng để khai trừ thành viên - nếu nguời đó gây cản trở cho cuộc sống chung.

Bảng nội quy của bạn, dù ngắn dù dài cũng ít nhất có các điểm sau đây:

- Quy định về giờ đi ngủ, mấy giờ là phải đi ngủ, sau giờ đó các thành viên chưa ngủ phải sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng nguời khác. Hãy xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (:D nghe to tát nhưng mình đã nói hết rồi đó, sau giờ đi ngủ thì những nguời khác phải sinh hoạt sao cho không gây ảnh hưởng nguời khác là đuợc). Quy định điều này sẽ giảm tối đa các mâu thuẫn do sự khác biệt về thói quen sinh hoạt của mỗi thành viên trong phòng gây ra.
- Quy định rõ ràng về việc có đuợc dẫn bạn (bạn bè, nguời yêu, thậm chí bố mẹ...) về phòng hay không? có đuợc dẫn bạn về tổ chức ăn nhậu trong phòng không?, có đuợc cho bạn ở lại qua đêm hay không?.... Bạn là bạn riêng, nhưng phòng là phòng chung, phải tôn trọng bạn cùng phòng.
- Quy định về việc sử dụng đồ dùng cá nhân: không đuợc xài tuỳ tiện, phải hỏi ý kiến... Ý kiến cá nhân mình thì đồ cá nhân nên cấm tiệt xài chung, vừa khỏi tạo cơ hội cho sự xung đột, vừa an toàn sức khoẻ.
- Quy định về thời gian đóng tiền phòng: Tiền bạc hãy phân minh, nên có quy định rõ ràng ngày nào sẽ chung tiền lại đóng tiền phòng (tất nhiên áp dụng cho tất cả các loại chi phí khác), có đuợc delay hay không, delay bao lâu...
- Quy định về phân công công việc: hãy phân chia công việc rõ ràng và công bằng. Mỗi nguời một việc phù hợp với sở thích và khả năng. Ví dụ: A chuyên đi chợ, B chuyên nấu ăn, C chuyên rửa chén, ABC cuối tuần cùng nhau dọn phòng... Đừng làm giùm việc của người khác khi họ có thể tự làm được, điều này sẽ gây ra tính lười biếng, ỷ lại, nếu bạn làm giùm một lần có khả năng bạn sẽ phải làm suốt đời đấy.

Lập quỹ phòng, minh bạch các khoản chi

Hạn chế mua chung đồ

Việc chia tay nhau sau một thời gian sống chung là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí là chia tay trong lưu luyến chứ không phải vì cãi vã xung đột gì. Một nguyên nhân khá phổ biến, nhất là ở các bạn sinh viên đó là: thay đổi địa điểm học. Nhiều trường đại học có nhiều cơ sở nằm rải rác và cách xa nhau, mỗi học kỳ khác nhau các bạn có thể học ở cơ sở này, sang kỳ khác lại học cơ sở khác. Việc thay đổi địa điểm học dẫn đến việc bất tiện trong đi lại (ví dụ đi về quá xa) nên thường các bạn sẽ chọn phương án là thay đổi chỗ trọ mới cho gần địa đểm học hơn. Ngoài ra chuyển việc, thay đổi địa điểm làm việc cũng tương tự vậy.

Khi có nguời ra đi các bạn sẽ phải tính toán phân chia tiền bạc với nhau từng thứ một nếu như truớc đó các bạn quyết định mua chung đồ toàn bộ. Đồ đạc đã qua sử dụng sẽ rất khó để định giá, nếu không có đuợc tiếng nói chung trong việc định giá và phân chia thì sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn nữa. Vậy nên hãy hạn chế mua chung đồ. Cái gì mỗi nguời tự mua đuợc thì hãy tự mua, sau này có ra đi thì tự đem theo khỏi mất công mất sức tính toán.

Tôn trọng sự riêng tư của nhau

Không tự tiện sử dụng đồ cá nhân của nguời khác.
Không tự tiện xem tin nhắn, hình ảnh, nhật ký.
Không chiếm dụng không gian chung cho cá nhân mình.
Luôn hỏi ý kiến bạn cùng phòng truớc khi làm việc gì có thể ảnh hưởng chung tới mọi nguời.
...

Hạn chế ở chung quá nhiều người

Càng nhiều nguời ở, càng ít không gian riêng tư, càng tăng sự va chạm và tất nhiên càng tăng khả năng xuất hiện mâu thuẫn. Tuỳ vào diện tích và mục đích của các bạn mà chọn số lượng nguời ở cho hợp lý. Tốt nhất là nên ở 2-3 nguời là tối đa.

Thẳng thắn đặt vấn đề và tìm cách giải quyết

Cả nể, ngại xung đột, sợ mất lòng... là tính cách của rất nhiều người. Thật không may, điều này ít khi đem lại điều tốt đẹp, đặc biệt trong việc xử lý các mối quan hệ giữa con nguời với nhau thì lại càng không.

Đối mặt với các vấn đề mâu thuẫn, nhiều bạn (đặc biệt là nữ) hay chọn giải pháp im lặng. Có thể các bạn nghĩ là cứ im lặng rồi mọi chuyện sẽ qua, nhưng hãy tin mình, nó chỉ là tạm thời thôi, hơn thế bạn chỉ đang tích luỹ sự mâu thuẫn. Sẽ có một ngày, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, khi mà bạn không còn kiểm soát đuợc cảm xúc của chính mình, lúc đó mỗi hành động, mỗi lời nói ra sẽ đều đưa mối quan hệ đến chỗ chia ly. Mà tất nhiên sẽ không bao giờ có cuộc chia ly êm đẹp cả đâu.

Đừng lặng im, hãy thẳng thắn đặt vấn đề với bạn cùng phòng về các vấn đề mà đang đang thấy. Nói rõ quan điểm của bạn về vấn đề đó. Cùng nhau tìm tiếng nói chung và tìm hướng giải quyết vấn đề. Nhớ là đã đặt vấn đề thì phải có kết luận cuối cùng, phải có giải pháp, đừng lôi chuyện ra nói nữa chừng xong vứt xó. Làm như vậy thì mọi chuyện rồi lại như cũ và dần hình thành cái tính càm ràm đấy.

Cách đặt vấn đề, cách góp ý cũng là cả vấn đề đấy. Mình cũng không phải chuyên gia về việc đó, tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của mình, hãy đặt cá nhân mình vào nguời đối diện và tìm cách nói sao cho chính bản thân mình lúc đó cảm thấy dễ chịu là đuợc. Hãy nói chuyện với họ như cách bạn mong muốn nguời khác sẽ nói chuyện với mình nếu như bạn rơi vào tình huống đó.

Tất nhiên cũng có nhiều người chẳng bao giờ chịu lắng nghe và thay đổi, luôn cho rằng mình đúng - nếu mà bạn không thể bao dung được thì nên đuờng ai nấy đi, đừng ở chung mà hành hạ nhau làm gì.

Nhớ nhé, thẳng thắn đặt vấn đề và tìm cách giải quyết. Đây là cách tốt nhất để xử lý các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sống chung.


Bài viết vẫn đang được cập nhật tiếp!



Bài viết được chia sẻ bởi Lang Hoang tại otro.langhoangal.dev. Vui lòng ghi nguồn và trích dẫn liên kết nếu như bạn muốn sao chép nội dung bài viết. Xin cảm ơn!

À, đừng quên để lại ý kiến cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm của bạn dưới mục bình luận để mọi nguời cùng trao đổi và học hỏi nhé!